10 điều cần lưu ý để uống nước đúng cách, bảo vệ cơ thể

Uống nước đúng cách là “chìa khoá” để có làn da tươi trẻ, cơ thể khoẻ mạnh và trí tuệ minh mẫn. Nước tạo ra môi trường để cơ thể chuyển hoá và trao đổi chất hiệu quả. Do đó, mất nước có thể dẫn đến các hậu quả rất nghiêm trọng như: Đau dạ dày, táo bón, uể oải,… 

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều biết cách uống nước hiệu quả. Hầu hết chỉ rót nước vào ly rồi uống. Chẳng mấy ai cân nhắc đến nhiệt độ của nước, tốc độ hay thời điểm uống nước. Trong khi những điều này lại ảnh hưởng kha khá đến sức khoẻ, bởi việc uống nước là trong dài hạn.

Bạn biết không, một chút thay đổi trong thói quen hằng ngày này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đấy. Hãy cùng Nam Á tìm hiểu một số “mẹo” uống nước tốt cho cơ thể nhé!

1. Thời điểm uống nước

Theo The Indian Express, thời điểm uống nước tốt nhất là “bất cứ lúc nào khi bạn cảm thấy khát”. Một bài viết khác nói về việc uống nước cũng bổ sung một số thời điểm cụ thể mà bạn nên uống nước dù không cảm thấy khát. Đó là:

– Buổi sáng khi vừa thức dậy

– Trước bữa ăn 20 – 30 phút

– Trước khi đi tắm

– Trước khi đi ngủ

– Trước và sau khi luyện tập thể thao

uống nước buổi sáng

Uống nước buổi sáng khi vừa ngủ dậy rất tốt cho cơ thể

2. Nhiệt độ của nước uống

Nước lạnh thì đã khát, nhưng nước ở nhiệt độ phòng thì tốt cho cơ thể. Nước lạnh có thể gây sốc cho các giác quan và làm tổn hại hệ tiêu hoá. Việc uống nước lạnh trước bữa ăn thường gây ra ăn không tiêu, đầy bụng sau đó. Ngoài ra, nước ấm còn tốt hơn nữa, thúc đẩy tiêu hoá nhanh hơn. Vậy nên bạn hãy xem xét chuyển sang thói quen uống nước ấm nhé. Quan trọng không kém đó là việc bạn chọn ly để uống như thế nào. Một chiếc ly thủy tinh giữ nhiệt sẽ giúp bạn suy trì độ ấm của nước. Từ đó có thể uống nước ấm lâu hơn mà không sợ nguội quá nhanh. 

>>> Tham khảo: 4 Cách chọn ly thủy tinh bền tốt

3. Tư thế uống nước

Tư thế uống nước đóng vai trò quan trọng trong việc uống nước một cách khoa học. Khi bạn đứng hoặc đi bộ, máu dồn về tay chân. Điều này sẽ gây trở ngại  cho việc tiêu hoá nước.

Một số ý kiến cho rằng uống nước trong tư thế đứng sẽ đẩy nhanh “dòng chảy” của nước từ khoang miệng đến dạ dày. Nước sẽ nhanh chóng bị đưa xuống ruột kết trong khi các dưỡng chất chưa được hấp thụ hết.

Vậy thì mấu chốt là tư thế uống nước. Lời khuyên được đưa ra là bạn nên ngồi xuống và nhâm nhi từng ngụm nước trong ly. Bạn thấy đấy, uống nước đúng cách cũng lắm gian nan phải không?

4. Tốc độ uống nước

Một số bạn có thể đã nghe người lớn tuổi nhắc nhở rằng không nên uống nước ừng ực từ trong chai. Đây hoàn toàn là một lời khuyên chính xác mà bạn nên làm theo. 

Đầu tiên, uống nước từ trong chai có thể gây ra chứng đầy hơi rất khó chịu. Lý do là nước bọt có tính kiềm. Còn nước thì cần có thời gian để hoà trộn với nước bọt để ổn định axit trong dạ dày (bao tử). 

tốc độ uống nước

Hãy từ bỏ thói quen uống một hơi ừng ực từ trong chai, bạn nhé!

Nếu nước đi qua khoang miệng quá nhanh sẽ không nhận đủ nước bọt. Từ đó không trung hòa hết axit, dẫn đến đầy hơi và thậm chí đau dạ dày. Vậy mới thấy hết được tầm quan trọng thầm lặng của việc uống hợp lý và đúng cách.

Ngoài ra, khi uống nước từ trong chai, bạn có xu hướng uống vừa đủ để thỏa mãn cơn khát. Trong khu đó, bạn sẽ uống chậm rãi và uống hết nếu nước đựng trong ly. Như vậy, uống trong ly sẽ giúp bạn tiêu thụ nhiều nước hơn.

5. Lượng nước cần uống 

“Uống nước nhiều giúp da đẹp, căng bóng và tiêu hoá tốt hơn” là chuỗi quan niệm cực kỳ sai lầm. Nước đúng là có những tác dụng trên, nhưng không phải nằm ở số lượng. Ngược lại, uống quá nhiều nước sẽ gây đầy hơi. 

Trong cơ thể, thận làm nhiệm vụ lọc chất thải độc hại. Nếu uống quá nhiều nước, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường. Dẫn đến đi tiểu nhiều lần hoặc gây suy thận.

Thật ra, uống nước rất quan trọng, nhưng chỉ cần bạn uống đủ là được. Điều tuyệt đối cần tránh là uống nhiều hơn lượng mà cơ thể cần. Nói cách khác, uống nước đúng cách là uống đủ lượng mà cơ thể mỗi người cần.

uống đủ nước

Mỗi cơ thể có một nhu cầu tiêu thụ nước khác nhau

Trước đây, một số báo đài thường kêu gọi uống 2 lít nước mỗi ngày. Thế nhưng, thông tin đó hiện đang có nhiều tranh cãi xoay quanh. Bởi lượng nước mà cơ thể cần phụ thuộc vào thể trạng, tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Vậy nên không có con số cụ thể nào cho tất cả mọi người. Vì vậy, bạn cần học cách lắng nghe cơ thể mình và uống lượng nước phù hợp. 

6. Tỷ lệ nước và thức ăn trong bữa

Trước bữa ăn, một ít nước đựng trong ly, ở nhiệt độ phòng sẽ giúp tiêu hoá tốt hơn. Nhưng uống quá nhiều nước lại là một “thảm hoạ” cho dạ dày. Vậy uống nước hợp lý là như thế nào?

Nạp quá nhiều nước trước bữa ăn sẽ làm cho dạ dày không còn đủ không gian chứa thức ăn. Việc này sẽ làm chậm các hoạt động tiêu hoá và nhồi trộn thức ăn trong dạ dày. Thông thường, tỷ lệ “vàng” sẽ là: 50% thức ăn, 25% nước và 25% để trống. Như vậy sẽ tốt cho cơ thể hơn đấy.

7. Uống nước vào mùa Hè

Một chút bí quyết sẽ giúp việc uống nước hiệu quả hơn vào mùa Hè nói riêng và những ngày trời nóng nói chung. Theo Tiến sĩ Keerti Gupta từ Bệnh viện Ayurvedic Kirti, buổi chiều là thời điểm nóng nhất trong mùa Hè. Đó cũng là lúc bạn nên uống nước tối đa để ổn định nhiệt độ cơ thể và tránh mất nước.

uống nước cùng chanh

Một vài lát chanh để tăng hương vị ly nước và giải nhiệt mùa Hè 

Uống nước đúng cách không có nghĩa là nhàm chán. Ngoài nước thường, bạn có thể bổ sung một số thảo mộc để tăng hiệu quả duy trì thân nhiệt. Một số gợi ý của vị tiến sĩ này đưa ra là: Chanh, bạc hà, hạt thì là và cánh hoa hồng. Chỉ với một bộ bình ly thủy tinh hay nhựa là bạn đã có đủ dung tích để pha chế lượng nước giải mát cho cả gia đình. 

8. Nguồn cung cấp nước

Nước đóng chai không phải là nguồn duy nhất. Một cách đơn giản khác để cung cấp nước cho cơ thể là các loại rau củ và trái cây. Chẳng hạn:

– Xà lách: 96% nước

– Cần tây: 95% nước

– Bắp cải: 92% nước

– Dưa hấu: 90 – 91% nước

Bên cạnh nước, các loại rau củ và trái cây này còn rất giàu hàm lượng Vitamin, chất xơ và chất chống Oxy hoá. Từ đó vừa giải khát vừa tăng cường sức khoẻ tổng thể cho bạn. Đối với những bạn không thích uống nước hay những em bé có thể dùng nguồn này để thay thế nước lọc. Mà vẫn đảm bảo uống nước để hỗ trợ cho sức khoẻ.

9. Tín hiệu cơ thể “khát” nước

Bạn biết không, nhiều người không phải lười uống nước, mà là họ không có cảm giác khát nước. Nếu rơi vào tình huống này, bạn có thể căn cứ vào những tín hiệu cơ thể “phát” để kịp thời điều chỉnh cách uống nước khoa học.

tình trạng thiếu nước

Môi khô, nứt nẻ là dấu hiệu cơ thể thiếu nước trầm trọng

Bạn cũng nên lưu ý. Bởi khi cơ thể phải lên tiếng nghĩa là tình trạng có thể đã diễn ra dài và cấp bách. Dưới đây là 5 dấu hiệu quan trọng cho thấy cơ thể lên tiếng kêu gọi “uống nước ngay đi”:

– Mắt, môi, da bị khô hoặc bong tróc.

– Lỗ chân lông, da dẻ bị nổi mẩn đỏ, nổi mụn, bít tắc.

– Nước tiểu có màu vàng đậm.

– Mồ hôi ít đổ dù vận động cường độ cao.

– Táo bón.

10. Sai lầm khi uống nước

Cách uống nước chuẩn là tránh xa những sai lầm dưới đây:

Đun sôi nước nhiều lần

Việc đun sôi nước lặp đi lặp lại không có tác dụng diệt khuẩn như nhiều người nghĩ. Thay vào đó, nó sẽ làm tăng mật độ Nitrat và kim loại nặng gây hại cho cơ thể.

Uống nước ngọt hằng ngày

Nước ngọt rất ngon miệng, có thể giúp trẻ nhỏ siêng uống nước hơn? Sai lầm rồi. Nước ngọt thường chứa các hoá chất, phẩm màu và đường tinh luyện. Khi uống thường xuyên sẽ gây hại cho cơ thể như: sâu răng, tiểu đường, béo phì,… 

Uống nước trong lúc ăn

Vừa ăn vừa uống nước sẽ làm loãng dịch tiêu hoá. Từ đó khiến cho thức ăn không được tiêu hoá triệt để. Việc này lâu dài có thể gây ra tăng Insulin, tích tụ chất béo, đau dạ dày,… Bởi vậy, uống nước đúng cách và đúng lúc đều cần thiết như nhau.

vừa ăn vừa uống

Vừa ăn vừa uống nước có thể gây ra nhiều vấn đề cho dạ dày

Uống nhiều nước ngay sau khi mới vận động 

Sau khi tập luyện, bổ sung một ít nước để giải tỏa cơn khát là hoàn toàn hợp lý. Nhưng không nên uống một lúc quá nhiều. Việc này sẽ gây nên áp lực cho tim và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bạn nên nghỉ ngơi một chút, rồi hãy uống từng ngụm nước nhỏ một cách từ tốn. 

Kết luận

Ban đầu, bạn có thể nghĩ “uống nước thôi mà, sao phải phức tạp hoá vấn đề”. Nhưng rồi dần dà, những thói quen không tốt sẽ bào mòn cơ thể của bạn. Một thời gian sau, cơ thể sẽ hoạt động một cách ì ạch. 

Sẽ mất một thời gian để bạn thay đổi theo thói quen uống nước đúng cách. Nhưng một khi đã quen với “nề nếp”, bạn sẽ thấy việc này rất đơn giản. Mà cơ thể của bạn là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất đấy.